Nấm ngọc cẩu có khá nhiều tên gọi khác nhau như tỏa dương, cây dó đất, hoa tuyết sơn, ở một số khu vực Bắc bộ chúng còn được người đồng bào gọi bằng cái tên "pì lìn",... có danh xưng khoa học là Balanophoraceae. Theo một số báo cáo khoa học thì nấm ngọc cẩu được xem là loại thảo mộc có hình dạng nửa cây nửa nấm. Đây là loại cây sống kí sinh trên các loại cây thân gỗ, dâu tằm hay tre, có thân màu nâu đỏ sẫm, mang hoa dày, củ sần sùi và đặc biệt là thân của chúng không có lá.
Nấm ngọc cẩu có chiều dài trung bình từ 8 đến 15 cm. Loại cây này không có quả, sinh sản vô tính (tái sinh bằng cách đẻ nhánh). Chúng phát triển tốt ở các nơi vùng núi có độ cao trên 1500m trong điều kiện khí hậu thoáng mát, đặc biệt là ở những nơi có khí hậu lạnh quanh năm như Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh. Ngoài ra, nấm ngọc cẩu mọc chủ yếu ở các khu vực miền núi Bắc bộ ở nước ta như: Hòa Bình ,Yên Bái, Tuyên Quang, ...
Nấm ngọc cẩu là loài thảo mộc quý giá, bổ dưỡng và có nhiều công dụng trị bệnh và làm đẹp như:
Ngoài công dụng làm đẹp thì tác dụng của nấm ngọc cẩu được nhắc đến nhiều nhất chính là khả năng chủ trị sinh lý ở cả nam và nữ giới
Ngoài ra, loại thảo dược này còn được sử dụng trong các bài thuốc giúp bổ máu, bổ thận, tăng cường hoạt động chức năng của đường tiêu hóa, thông tiểu và chữa trị chứng nhức mỏi tay chân, đau lưng.
Với những tác dụng của nấm ngọc cẩu không chỉ dừng ở việc làm đẹp mà còn giúp tăng cường sinh lý giúp bạn trở nên trẻ trung và thăng hoa hơn trong cuộc sống thường ngày.